trước khi đi còn hỏi thế cậu mặc gì để mình mix match ầu nâu tiểu yến tử với tử vi à? Tôi bảo với Dear, bọn mình may đã đi chơi trước mùa dịch bệnh cả mấy tháng trời. LN ở Thượng Hải cũng phải chạy vội về Hà Nội không biết bao giờ mới được quay lại. Thật ra đi chơi Tung Của về, bọn tôi có cái nhìn rất khác về xứ bạn. Tất nhiên, bỏ qua vấn đề chính trị đi vì ở đâu nó cũng chả thơm, ở đâu cũng có người this người that, có thể bọn tôi may mắn toàn được gặp người tốt khiến cho trải nghiệm ở xứ này đẹp không để đâu cho hết. Câu chuyện giữa người với người, tôi mong dịch bệnh hết nhanh, để bạn bè nói riêng và người dân nói chung trở lại cuộc sống bình thường, yên ổn làm ăn, một sáng ngủ dậy thấy trời nắng xanh chiếu xuống những tán ngô đồng, lòng lại đẹp. đây là đồ ăn sáng vội vàng còn đây là view cao hơn kiểu nhìn từ cửa sổ chuyến tàu tốc hành vừa mới đến kiểu đòi chụp ngay 1 kiểu tiểu thơ trang điểm, còn mình thì đang bị âm hồn ở VN bắt check việc hix Starbucks ở bển ầu nâu đồ ghê gớm Tiếp nối câu chuyện đi chơi Giang Nam. Sau mí ngày đi bộ mười mấy cây què cả chân, sáng cuối cùng ở Thượng Hải, bọn tôi ngủ nướng một mạch rồi buổi trưa đi MRT tới Shanghai Railway Station. À quên vẫn phải bách bộ ra gặm cái bánh bao nhân nước thịt với sữa đậu nành rồi mới ấm bụng đi về. Buồn cười quả airbnb ở Thượng Hải, không thèm tới nhận tiền không thèm deposit cơ mà cũng hem chuyển khoản được, nhắn cho bạn Dear kêu bọn bay cứ để tiền ở trong phòng xong bọn tao tới lấy sau. Các bạn tin bọn mình quá cũng sợ mang tiếng người Việt ăn quỵt tiền nhà làm nhục quốc gia nên bọn tôi rất ngoan kẹp tiền dưới điều khiển TV rồi mới bỏ đi. Tối hôm trước Yi đã book vé online rồi đưa tôi mí Dear ra ga lấy vé, đề phòng chen lấn xếp hàng nhỡ chuyến + để lúc bọn tôi tự đi không bị ngơ ngác muộn giờ tàu chạy, vì đi từ Thượng Hải tới Hàng Châu không có phiên dịch viên kiêm tourguide nào đi cùng. Sau 45 phút đi qua mười mấy trạm dừng thì cũng tới ga. Ga tàu ở Thượng Hải to, hoành tráng đ khác sân bay và đặc sản người đông như kiến. Đi mấy chốn như này mới thấy ở nội địa Tàu người ta không sủng Dương Mịch với Địch Lê Nhiệt Ba, Angela Baby, Huỳnh Hiểu Minh, không có miếng quảng cáo phông bạt to kiểu class A celeb Sơn Tùng Trấn Thành ở nhà đâu, lều báo dẫn dắt thông tin quá giỏi (Mịch còn nằm một góc nhỏ xíu ở ga cơ). Bên này là Jay Chou, Tôn Lệ với Châu Tử Đan nhá. Quay lại chuyến tàu cao tốc, quả thật nước bạn đã tiến hoá tới một trình độ xịn sò nào đó mà Bánh tồ cứ phải há hốc mồm ngỡ ngàng. Tàu êm như ru, chỗ để chân rộng như máng heo gấp mấy lần tàu bay 747, vừa ngồi nghe tiếng thông báo tới ga này ga nọ song ngữ tiếng Hoa tiếng Anh, vừa tu miếng nước ừng ực mà không sợ nảy ổ gà xọc một nhát nước toé lên mặt. Nhân viên cũng chả đi soát vé như mấy phim bên trời âu, vì trước khi bò được lên chuyến tàu này hành khách đã phải trải qua 7749 lớp sẹc cu như ở sân bay rồi. Sao có thể ngon như này được nhỉ Bọn tôi book một khách sạn nằm ngay trong khu Tây Hồ tên là Jin Special, vừa bước chân vào cổng cảm giác như lạc vào chốn bồng lai mà Khang Hy xây nhà nhì cho tiểu thiếp mỗi lần trốn vợ du ngoạn Giang Nam. Khách sạn có mỗi 3 phòng cho khách, thêm 1 phòng tiếp tân, 1 nhà bếp còn lại là chiếc sân và khoảng trời trồng đầy cây và hoa. Sáng đầu tiên ở Hàng Châu trời mưa lạnh ơi là lạnh, không ngồi ngoài sân ăn sáng được nên bọn tôi chui vào phòng ăn ấm cúng, ăn cùng với 3 cô chú chắc từ Thượng Hải tới, vì cô chú nói tiếng Anh xịn + phóng khoáng tân thời lắm. Bữa sáng có chè đậu đỏ, hoành thánh, trứng muối, ăn kèm với rong biển + cái gì màu đỏ nhưng không cay, mềm mềm như đậu phụ ướp gia vị đặc trưng bên Tàu ý, với tráng miệng là táo, cà chua bi và cam. Bưng cốc trà Phổ Nhĩ ấm sực, ngoài trời thì mưa mưa ôi nhớ quá đói quá huhu. Sau này nhất định phải dắt anh người yêu tới chốn này một lần, nằm cuộn tròn trong chăn ấm nhìn ra ngoài khung cửa gỗ có lá phong lá liễu, mưa lạnh và sương ẩm ngồi uống trà Phổ Nhĩ ăn xoài dẻo uống rượu vang, về gọi con là Trà Viên như mấy anh chị đến chốn nào make babe thì đặt tên con là chốn đó kiểu vậy. (Các anh chị em thông cảm, đi tới cái xứ này nó cứ bị ngôn tình ý chứ con trai mình sẽ đặt là Minh Khôi hoặc Trung Kiên, con gái là Thuỷ Tiên hoặc Thu Trang cơ. Còn tại sao lại đòi đặt như vậy thì từ từ kể sau mình đang review du lịch chứ không phải kể chuyện tình) lấy nét đồi chè nhưng mà tươi quá vẫn lấy nét đồi chè Hàng Châu đẹp lắm. Bảo sao người dân xứ này cứ cao cao tự đại “trên có thiên đàng, dưới có Tô Hàng”. Thực ra thì tới chỗ đ nào mà du lịch nơi đó chẳng tự nhận là thiên đường hạ giới. Tiếc là bọn tôi ở Hàng Châu có hai đêm nên không thể đi hết cả cái thành phố, chỉ quanh quẩn Tây Hồ, đi thêm đồi chè Long Tỉnh với phố cổ Quinghefang mà cũng thở hồng hộc hết hơi. Mà Tây Hồ rộng khủng khiếp, bọn tôi mới chỉ đi 1/1000 của cái hồ nước ngọt rộng 6km2. Người ta thường ví Tây Hồ đẹp như nàng Tây Thi, mềm mại uyển chuyển như lụa Hàng Châu vậy (câu này copy trên mạng). Có lẽ vì vậy mà mỗi tấm ảnh chụp ở Tây Hồ của bọn tôi đều khí chất như tiểu thơ con quan phủ, lãng mạn sương khói ngôn tình lục xu kèm theo cơn lạnh buốt thấm vào da thịt, gió từ hồ thổi vào lúc hai đứa đang ăn tối run cầm cập. Bù lại, bữa tối hôm đó vô cùng xuất sắc, đến nỗi thanh niên Dear ăn chay mà còn phải ăn lấy ăn để nào thịt nào tôm. Dân bản địa ở Tô Hàng không biết một xí xị tiếng Anh bẻ đôi, hai đứa ngơ ngác không biết gọi gì mà dùng Google dịch cũng đ dịch nổi chữ Hán, đành gọi bừa mấy món có hình minh họa. Đồ ăn bê ra mới biết đó là best seller của quán, đắt lòi họng nhiều ngút ngàn 4 5 người ăn cũng được. Nhưng mà ngon vô cùng, ngon như thể mình lại biết yêu từ cái nhìn đầu tiên, nào tôm rang lá trà, thịt kho măng ăn kèm bánh bao, đậu phụ hấp nước tương với thịt và tiểu long bao. Ăn xong phải bách bộ một mẩu Tây Hồ để xả bớt cab, trên đường về mua chai rượu với hai bịch xoài đào dẻo để còn tiếp chuyện bạn Dear vì bạn đòi nghe một câu chuyện tình mà Bánh không bao giờ quên. Uống được nửa chai kể được 1/4 câu chuyện thì bạn lăn ra ngủ, trời cũng bắt đầu đổ mưa lạnh cong làm hải sản với động vật bốn chân trong bụng cô Bánh cũng dần được tiêu hóa. |
my house in saigon#todolist 2018UNVEIL THE MASKArchives
August 2024
Categories |